Tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đây là vấn đề được đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh trong chuyến thăm và làm việc tại Thái Nguyên ngày 22-8. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trương Thị Huệ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Trung Hội (Định Hóa)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Trung Hội (Định Hóa)

Theo báo cáo của UBND tỉnh tại buổi làm việc, mạng lưới y tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua được phát triển mang tính chất vùng, gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các cơ sở y tế của quân đội, y tế ngành, y tế ngoài Nhà nước. Tổng số giường bệnh trên toàn tỉnh là hơn 4,5 nghìn, đạt tỷ lệ 39,3 giường bệnh/10 nghìn dân. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 162 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đạt 89,5%; tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt 80%. Tỉnh đã thông qua chủ trương hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo…


Cũng tại buổi làm việc, UBND tỉnh đã kiến nghị với Bộ Y tế nhiều nội dung quan trọng, như: Bộ tiếp tục quan tâm hỗ trợ để xây dựng tỉnh trở thành trung tâm y tế chất lượng cao của vùng trung du miền núi phía Bắc; đề nghị Bộ đề xuất với Chính phủ chuyển số cán bộ hợp đồng theo Quyết định số 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành viên chức Nhà nước... UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo hỗ trợ phát triển y tế chuyên sâu trên địa bàn tỉnh nhằm giúp cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao tương đương các bệnh viện đầu ngành ngay tại địa phương.


Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã biểu dương những kết quả tỉnh ta đạt được trong lĩnh vực y tế, đồng thời cho rằng việc Thái Nguyên chủ động xây dựng các đề án phát triển y tế, nhất là y tế cơ sở và y tế chuyên sâu có tính thực tiễn cao là hết sức cần thiết và phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế. Bộ trưởng cũng biểu dương tỉnh đã rất quan tâm phát triển mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, y tế chuyên sâu… Về những kiến nghị của tỉnh, Bộ trưởng ghi nhận và sẽ xem xét, chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ cân đối các nguồn vốn để tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cho tỉnh. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh quan tâm hơn nữa tới công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa; đồng thời tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đặc biệt đối với lĩnh vực y tế tư nhân và công tác xã hội hóa đầu tư các trang thiết bị y tế…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm, tặng quà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện A


Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Đèo De, xã Phú Đình (Định Hóa); thăm và tặng quà các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Định Hóa, Trạm Y tế xã Trung Hội (Định Hóa) và Bệnh viện A.

Theo: Báo Thái Nguyên
Posted in: | Posted by :

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh

 Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 19/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Đón tiếp và cùng làm việc với Chủ tịch nước và Đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Kim, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh các thời kỳ.


Làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng an ninh và công tác cải cách tư pháp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng. Chủ tịch nước cũng đã ghi nhận những kiến nghị của tỉnh đối với Trung ương như: Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 theo đúng tiến độ được duyệt; kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm hỗ trợ vốn đối ứng thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên; xem xét tăng mức vốn hỗ trợ có mục tiêu 2 năm 2014-2015 cho tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng của tỉnh; cân đối vốn hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa... Chủ tịch nước cho rằng, với vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Nguyên cần đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt về giao thông, để dễ dàng kết nối tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành khác trong khu vực. Chủ tịch nước cũng đã yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào tỉnh.















Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo tỉnh các thời kỳ.

 Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước nhấn mạnh 4 vấn đề mà tỉnh cần quan tâm thực hiện. Thứ nhất, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó tập trung vào cải thiện hệ thống giao thông. Thứ hai, bên cạnh việc duy trì nhịp độ tăng trưởng công nghiệp, tỉnh cần xác định rõ các ngành công nghiệp trọng điểm của địa phương để tập trung nguồn lực phát triển. Thái Nguyên từng có thế mạnh về công nghiệp chế tạo, cùng với thu hút các dự án FDI có số vốn đầu tư lớn, nên rất cần có sự liên kết để cùng phát triển. Thứ ba, với lợi thế về đào tạo, tỉnh tiếp tục quan tâm đến cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các dự án đầu tư vào tỉnh, nhất là những dự án công nghệ cao. Cuối cùng, để thu hút đầu tư mạnh mẽ, tỉnh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hơn nữa, không phải ở thứ hạng 17 như hiện tại mà phải ở tốp 5, 10 trong thời gian tới.

 Theo: Báo Thái Nguyên
Posted in: | Posted by :

ĐT.Long An 1-2 Hà Nội T&T: Hà Nội T&T lên ngôi vô địch sớm


Giành chiến thắng nhàn nhã trên sân Long An cộng với việc SHB.Đà Nẵng không giành được 3 điểm trên sân Vinh, Hà Nội T&T đã vô địch V.League 2013 trước 1 vòng đấu.

Gonzalo - Gilson; DT Long An vs Ha Noi T&T 
Đây là trận đấu mà Hà Nội T&T chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Đội khách nhập cuộc với quyết tâm rõ rệt. Chủ động cầm bóng tấn công, ngay lập tức đội khách tạo ra thế trận áp đảo. Ngay phút thứ 6, Văn Hiếu có pha đá phạt điểm rơi chuẩn xác cho Ngọc Duy đánh đầu cận thành, hạ thủ môn Tiến Phong mở tỉ số trận đấu.
Sau bàn thua nhanh, ĐT.LA sốc lại đội hình và cố gắng lấy lại thế trận. Đội chủ nhà kiềm tỏa được những pha tấn công của HN.T&T, đồng thời tạo ra những cơ hội cho mình. Phút 10, Việt Thắng có pha bật cao đánh đầu nhưng bóng đi vọt xà đáng tiếc. Đến phút 30, tiền vệ Đình Hưng lại chọn vị trí tốt để đánh đầu nhưng bóng đi đúng vị trí thủ môn Hồng Sơn.

Đến phút 34, chủ nhà ĐT.Long An gặp bất lợi khi tiền đạo chủ lực Việt Thắng bị đau phải rời sân. HLV Quang Sang buộc phải đưa Cleiton vào thay thế. Mất Việt Thắng, lối chơi của đội chủ nhà phần nào bị ảnh hưởng. Trong khi đó, thi đấu khá nhàn nhã nhưng HN.T&T vẫn có được bàn nhân đôi cách biệt. Phút 45, Văn Hiếu chuyền ngang loại thủ môn Tiến Phong, sau hai nhịp dứt điểm, Samson đã nâng tỉ số lên 2-0 cho đội khách.
Sau khi bị dẫn hai bàn trong hiệp một, ĐT.Long An thi đấu nỗ lực hơn khi hiệp hai bắt đầu. Phút 47, sau khi đi bóng qua một cầu thủ đội khách, Gilson cứa lòng khiến thủ môn Hồng Sơn phải bay người đẩy bóng. Đến phút 54, Đình Hưng có pha cứa lòng đẹp mắt ngay vạch vòng cấm nhưng xà ngang từ chối bàn thắng của đội chủ nhà.
Trong khi hàng công vẫn miệt mài tấn công thì hàng thủ ĐT.Long An lại thi đấu khá lơ là. Phút 75, sau sai lầm của trung vệ Thanh Giang, Samson được trao cơ hội đối mặt với Tiến Phong nhưng lại sút trúng người thủ môn này. Trong những phút còn lại, dù chơi rất cố gắng nhưng ĐT.Long An chỉ tìm được bàn rút ngắn xuống còn 1-2 ở phút 83 nhờ công tiền đạo Cleiton.
Thắng trận 2-1, cộng với việc SHB Đà Nẵng để thua 1-2 trước SL Nghệ An, Hà Nội T&T đã chính thức trở thành tân vương của V.League 2013.

Đội hình thi đấu:
ĐT.Long An: Tiến Anh, Hải Phong, Bảo Anh, Gilson, Việt Thắng (Cleiton, 34’), Quốc Huân, Thanh Hải, Thanh Giang, West (Hoàng Lâm 70'), Nhật Tân, Đình Hưng (Tuấn Phong 83').
HN.T&T: Hồng Sơn, Văn Hiếu, Sỹ Cường, Văn Quyết, Thành Lương (Bảo Khanh, 82’), Gonzalo, Ngọc Duy (Duy Nam (90'+2), Samson, Quốc Long, Văn Biển, Ngọc Đức


 Theo: goal.com
Posted in: | Posted by :

Từ cái bắt tay của Bộ trưởng Thăng, nghĩ tới cỗ xe cầu hiền

Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận thủ khoa Đại học Giao thông Vận tải La Văn Ngọ về làm việc tại Viện KHCN giao thông vận tải. Ông Đinh La Thăng bắt tay cười vui vẻ và tỏ vẻ rất thân thiện với một sinh viên. La Văn Ngọ cũng cười rất vui vẻ, tự tin. Đây có lẽ cũng là tấm ảnh “lịch sử” không chỉ với bạn sinh viên này. 

 Từ cái bắt tay của Bộ trưởng Thăng, nghĩ tới cỗ xe cầu hiền 
 Ông Đinh La Thăng bắt tay và cười vui vẻ với La Văn Ngọ. Ảnh: Dân Trí

La Văn Ngọ là người dân tộc Thái, quê Nghệ An, gia đình nghèo nhưng bạn đã vượt qua khó khăn để đạt thành tích học tập cao. Nhưng ở đời, giỏi chưa chắc đã được dùng và La Văn Ngọ là một ví dụ. Chàng tân thủ khoa vác đơn đi xin việc khắp nơi nhưng không ai nhận. Hay tin, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã “trải thảm đỏ” đón La Văn Ngọ.

Trước đó- ngày 22.8, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan thăm và tặng quà cho gia đình thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cũng qua báo chí, Phó Chủ tịch Nước biết hoàn cảnh gia đình bạn Tiến rất khó khăn, nên bà đã đến động viên, tặng chút quà riêng cho Tiến và Tiền (em trai của Tiến đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội). Cuộc đi thăm học trò nghèo của Phó Chủ tịch Nước thật cảm động.

Trước đó nữa, trong thư gửi tới Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã chúc mừng kết quả học tập tới 2 thủ khoa kỳ tuyển sinh năm 2013 của học viện. Đó là em Bùi Chí Hướng (quê ở Đông Anh, Hà Nội) và em Nguyễn Hữu Thăng (quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bày tỏ mong muốn được hỗ trợ học phí suốt bốn năm học cho hai bạn sinh viên nghèo học giỏi này. Câu chuyện lá thư bộ trưởng gây xúc động với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có chí hướng học hành.

Trong các chuyện trên, chuyện nào cũng cảm động và nhiều hy vọng, bởi vì có vài vị lãnh đạo quan tâm đến sự học của nước nhà bằng những hành động cụ thể. Nhưng trong đó, câu chuyện mời một sinh viên về làm việc của Bộ trưởng Đinh La Thăng gợi mở về việc sử dụng nhân tài hiện nay.

Một sinh viên nghèo ở vùng quê nghèo được bộ trưởng mời về làm việc cho một cơ quan thuộc bộ. Xét cho cùng, đây không phải là việc của bộ trưởng, nhưng thể hiện sự quan tâm đến những người học giỏi, đỗ đạt cao, tạo điều kiện để nhân tài thể hiện, cống hiến.

Đất nước này còn có rất nhiều La Văn Ngọ, cho nên rất cần đến nhiều sự nâng đỡ như Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm. Và hơn thế, đất nước này có nhiều nhân tài, hiền tài đầy bụng kinh luân và nhiệt tâm với đất nước, nhưng phía tả của chiếc cỗ xe cầu hiền có không ít kẻ bất tài, tham lam và thiếu đạo đức, không còn chỗ để dành cho người hiền.

Mời người hiền tài ra giúp nước không như việc trao một suất học bổng hay cho một việc làm, mà bằng tất cả sự trân trọng như người xưa lấy lễ đãi kẻ sĩ. Chỉ tiếc rằng, cái lễ đó đã bị mai một lâu nay.

 Theo: Báo Lao Động
Posted in: | Posted by :

Tàn giấc mơ tàu bay, tiêu giấc mơ tàu ngầm

Chiếc tàu ngầm có tên Trường Sa 1 do ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Cty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình) chế tạo đã gây sự tò mò của nhiều người. Ái chà! Một người dân Việt Nam đơn thân độc mã chế được tàu ngầm. 

Tàn giấc mơ tàu bay, tiêu giấc mơ tàu ngầm 
 Chiếc tàu ngầm có tên Trường Sa 1 của ông Nguyễn Quốc Hòa.

Nói về mục đích chế tạo tàu ngầm, ông Hòa tự tin: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Trong khi đất nước còn nghèo thì không có gì tốt hơn là mình tự làm để đạt được những mục đích đó”.

Mục đích mà ông Hòa đặt ra rất đáng trân trọng nhưng thực tế không phải luôn đồng hành với mơ ước của cá nhân. Hoạt động chế tạo, sản xuất tàu ngầm của thế giới đã đạt tới những đỉnh cao, trong đó tập hợp nhiều đỉnh cao công nghệ mà ngay cả giới chuyên môn trong lĩnh vực này cũng chưa hiểu kịp.

Một chiếc tàu ngầm không phải là để “chìm” xuống nước, đi được trong nước mà còn cả một hệ thống kèm theo như ra đa, định vị, liên lạc qua vệ tinh, vũ khí và tác chiến…

Một chiếc tàu ngầm sản xuất thủ công như của ông Hòa chẳng khác gì một thứ đồ chơi được làm đắt tiền, bởi vì ông Hòa đã bỏ ra 1 tỉ đồng để lắp ráp nó. Ai dám lên ngồi chiếc tàu ngầm đó mà tính đến chuyện đi đánh bắt hải sản, ai dám chui vào nó mà tính đến chuyện khai thác du lịch? Và với cái thùng sắt đồ chơi này, đánh đấm gì được ai mà bảo vệ chủ quyền?

Tương tự như chiếc tàu ngầm ở Thái Bình, ở Bình Dương cũng có một người bỏ nhiều năm làm một chiếc trực thăng. Tác giả của chiếc trực thăng này là ông Nguyễn Bùi Hiển, gây ồn ào dăm ba bữa vì chuyện chiếc trực thăng có bay lên một chút. Sau đó không còn ai nhắc tới.

Trước ông Nguyễn Bùi Hiển, người nông dân Trần Quốc Hải ở Tây Ninh gây xôn xao dư  luận vì lắp ráp máy bay trực thăng. Tất nhiên là ông Hải cũng ráp lại một thứ có hình dạng giống chiếc trực thăng và cũng có thể tự nó nhấc lên được khỏi mặt đất.



Chiếc trực thăng do ông Hải và các cộng sự chế tạo đều được các cơ quan chuyên môn kết luận "không thể bay được".
Ảnh: Vietnamnet

Nhưng các cơ quan chức năng không thể cho chiếc trực thăng đó bay. Cấm chiếc trực thăng tự chế đó bay là một quyết định vô cùng sáng suốt, đúng đắn, khoa học vì một lẽ đương nhiên là để bảo vệ mạng sống của “nhà sáng chế” cũng như tài sản, tính mạng của những người có thể bị chiếc trực thăng đồ chơi đó đâm vào.

Xin rất cảm phục quyết tâm và niềm say mê chế tạo của những người lắp ráp máy bay và tàu ngầm thủ công, nhưng cũng xin được nói rằng rất không ủng hộ. Ở đây không phải là phát minh sáng chế, bởi vì thiên hạ đã phát minh và sáng chế máy bay, tàu ngầm từ lâu.

Ở đây cũng không thể gọi là sản xuất hàng trong nước để có sản phẩm sử dụng thay thế hàng ngoại nhập. Chiếc ô tô đó thôi mà bao nhiêu năm cả ngành công nghiệp ô tô cũng chỉ nội địa hóa được những linh kiện đơn giản, còn động cơ và thiết bị điện tử thì bó tay không sản xuất được.

Ông Trần Quốc Hải đã bỏ mộng chế máy bay chuyển sang chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp như máy thổi lá cao su, máy bón phân tự động, máy giạt mủ cao su. Sự điều chỉnh này vừa với sức của ông Hải vừa có tính khả thi khi áp dụng vào thực tế.

Ông Hòa cũng nên tính tới chuyện thay đổi như ông Hải, chế tạo những máy móc phục vụ cho sản xuất. Đừng làm cái tàu ngầm đồ chơi tiền tỉ đó vô ích.

 Theo: Báo Lao Động
Posted in: | Posted by :

Công Vinh sang Nhật thi đấu mở ra con đường cho các cầu thủ trẻ

Lần thứ 2 trong sự nghiệp cầu thủ của mình, chân sút số 1 của ĐTVN Công Vinh quyết định ra nước ngoài thi đấu. Điểm đến TP.Sapporo - nơi có CLB Consadole Sapporo, một trong những CLB lâu đời của Nhật Bản, hiện thi đấu ở giải hạng Nhì.
 
 Công Vinh sang Nhật thi đấu mở ra con đường cho các cầu thủ trẻ?  
Công Vinh trong màu áo CLB Nhật Bản
 
Thông tin trên đã được xác nhận chính thức bằng cuộc họp báo chiều qua (22.7) tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự có mặt của Chủ tịch CLB Consadole Sapporo, ông Nonomura Yoshikazu.

Theo thỏa thuận: Công Vinh sẽ đến Consadole Sapporo bằng hợp đồng cho mượn 4 tháng (từ 1.8 đến 24.11.2013, hết lượt về J-League 2 của Nhật Bản). Nếu được HLV trưởng Keiichi Zaizen tin dùng, thì trên lý thuyết, Công Vinh có thể được ra sân trận đầu tiên ngày 4.8, trong trận Consadole Sapporo gặp CLB Kataller Toyama. Tại Consadole Sapporo, Công Vinh mang số áo 19 và có thể được bố trí ở vị trí tiền vệ trái hoặc tiền đạo. Tuy nhiên trước khi sang Nhật, Công Vinh vẫn còn 1 trận tại V-League ở SLNA, trận HAGL - SLNA vào cuối tuần này.

Năm ngoái, khi thông tin Công Vinh sang Nhật rộ lên rồi cuối cùng anh lại không đi được, nhiều người đã cho rằng đây chỉ là chiêu PR khiến tiền đạo của ĐTVN thấy rất buồn. Trong thời gian Công Vinh về SLNA, Consadole Sapporo vẫn theo dõi sát phong độ của anh và chính thành tích xuất sắc của Vinh tại đây (ghi 14 bàn sau 16 vòng đấu, đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới và chỉ còn 1 bàn nữa là cán mốc ghi được 100 bàn thắng ở V-League), đã khiến Consadole Sapporo tiếp tục đeo đuổi ký hợp đồng với anh.

Tiền đạo của ĐTVN cho biết, ban đầu Consadole Sapporo đề nghị ký hợp đồng 1 năm, tuy nhiên anh chỉ chấp nhận đá cho họ lượt về giải hạng Nhì Nhật Bản, trong 4 tháng. Consadole Sapporo ký hợp đồng riêng với Công Vinh và làm hợp đồng cho mượn cầu thủ với SLNA. Khoản phí mà SLNA sẽ nhận được từ hợp đồng cho mượn này khoảng 1,5 tỉ đồng và mức lương mà Công Vinh được nhận khoảng 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, do Công Vinh đến SLNA cũng theo một hợp đồng cho mượn 1 năm từ CLB Hà Nội của bầu Kiên, nên trước khi thỏa thuận với Consadole Sapporo, SLNA đã phải đàm phán để mua hẳn Công Vinh từ CLB Hà Nội.

 TGĐ SLNA Nguyễn Hồng Thanh cho biết việc vắng Công Vinh sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu vô địch của SLNA ở giai đoạn cuối, nhưng CLB vẫn tạo điều kiện cho Công Vinh được thỏa ước nguyện ra nước ngoài thi đấu và sẽ có phương án đưa cầu thủ trẻ lên thay thế.

Đây là lần thứ 2, Công Vinh ra nước ngoài thi đấu. Tháng 8.2009, khi còn chơi cho Hà Nội T&T của bầu Hiển, Công Vinh cũng từng sang CLB Leixoes (Bồ Đào Nha) thi đấu theo một bản hợp đồng cho mượn và... không thành công lắm khi chỉ được ra sân 2 lần và ghi được 1 bàn thắng. Nhưng chân sút này vẫn không nản lòng: “Tôi sẵn sàng đón đợi thử thách một lần nữa, dù tôi biết rõ thi đấu ở nơi đất khách quê người sẽ rất khó khăn”.

Đội hình của Consadole Sapporo hiện có 5 ngoại binh (2 cầu thủ Hàn Quốc, 3 cầu thủ Brazil). Ở vị trí tiền đạo, nơi Công Vinh thi đấu, Consadole Sapporo có 9 gương mặt. Do đó, Công Vinh sẽ phải cạnh tranh khá quyết liệt.
Posted in: | Posted by :

Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, chị em sinh 3 cùng đậu vào Đh Y Dược TP.HCM là trường hợp đặc biệt hy hữu và vô cùng thú vị trong mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2013.

Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên báo chí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã điện thoại chúc mừng và quyết định tặng bằng khen đột xuất cho ba chị em.
Một người giỏi, tất cả phải giỏi
Cả ba chị em Đan Thanh, Châu Thanh, Bảo Thanh vừa vinh dự được ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen vì thành tích học tập của mình.

Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 1
Ba chị em chụp hình với “người hâm mộ”
Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 2
Bên người bố thân yêu
Trước niềm vui quá lớn này, ông Nguyễn Thanh, cha của ba cô bé nhớ lại: “Khi làm hồ sơ thi ĐH tôi có tư vấn cho các cháu rằng, nhà mình đã có hai chị học về ngành kinh tế rồi, với lại kinh tế sau này cũng khó tìm việc hơn. Nếu tụi con thi vào ĐH Y Dược thì dễ tìm việc, vả lại có một nghề chuyên môn thì cũng dễ sống hơn. Nghe lời tư vấn của tôi thế là cả ba cháu quyết định thi vào ĐH Y Dược TP.HCM”.
 

“Nhìn thấy ba đứa con bụ bẫm, đáng yêu nên bắt đầu từ đó tôi không băn khoăn chuyện con trai hay con gái, con mình sinh ra thì đã là vốn quý của gia đình” – ông Thanh tự hào kể.



Ông Thanh kể tiếp: “Ngay sau khi đi thi về, các cháu cũng rất tự tin cho biết mình làm bài được, so sánh kết quả trên báo, các cháu đều nói mình đạt được khoảng 27 điểm trở lên, nhưng vẫn hồi hộp chờ kết quả”.
Ông Thanh cũng cho biết, dường như có gen di truyền nên các cháu đã thỏa thuận cùng nhau học và cùng nhau làm, nên một đứa giỏi là tất cả phải giỏi. Sự quyết tâm này đã mang đến cho 3 chị em một kết quả ngọt ngào như hôm nay.
Khi Châu Thanh biết điểm thi vào ĐH Y Dược của mình là 27 thì Đan Thanh và Bảo Thanh cùng được 27,5 điểm (chưa cộng 1,5 điểm khu vực). Không những vậy, Châu Thanh, Bảo Thanh còn đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, riêng Đan Thanh thì đậu vào Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM. Được tin này, cả nhà bừng lên một niềm vui sướng và tự hào.
Hàng xóm biết tin đến chúc mừng cả gia đình rất nhiều.
Chẳng mấy chốc tin ba chị em sinh 3 đậu hai trường ĐH lớn đã lan nhanh khắp huyện Định Quán. Không những ngạc nhiên với thành tích của 3 chị em mà mọi người còn ngưỡng mộ cả 5 cô con gái của ông Thanh.
Cô con đầu là Nguyễn Thanh Tú, đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, cô thứ hai Nguyễn Thanh Nhân, đang học năm thứ ba Trường ĐH Ngoại thương và giờ là ba cô gái sinh 3 cùng đậu 2 trường ĐH như đã kể ở trên.
Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 3
Nhận bằng khen của Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Lê Lâm
Nhà 5 con gái
Theo ông Nguyễn Thanh, để đạt được thành tích ngoạn mục này, gia đình anh đã phải trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn trong việc nuôi dạy các cô con gái.
Ông kể, năm xưa gia đình đã có hai đứa con gái nên vợ chồng ông quyết định sinh thêm một đứa nữa nhằm mong kiếm đứa con trai nối dõi tông đường. Nhưng không ngờ, vợ ông lại mang thai con gái mà lại còn là sinh 3. Ông Thanh kể: “Khi sinh ba đứa con này ra bà xã tui sinh xong bị sụt đến 25 kg”.
 

3 người đậu 5 trường ĐH lớn
Khi Châu Thanh biết điểm thi vào ĐH Y Dược của mình là 27 thì Đan Thanh và Bảo Thanh cùng được 27,5 điểm (chưa cộng 1,5 điểm khu vực). Không những vậy, Châu Thanh, Bảo Thanh còn đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, riêng Đan Thanh thì đậu vào Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM.

“Nhìn thấy ba đứa con bụ bẫm, đáng yêu nên bắt đầu từ đó tôi không băn khoăn chuyện con trai hay con gái, con mình sinh ra thì đã là vốn quý của gia đình”, ông Thanh tự hào kể.
Chị Trịnh Thị Thu Thủy, dì ruột, người trực tiếp tham gia nuôi các cô bé từ khi mới lọt lòng cho biết, lúc nghe tin chị Trịnh Thu Ba mang thai ba đứa, người thân trong gia đình ai cũng lo lắng, sợ sinh ra những đứa bé này bị tật nguyền, không được khỏe mạnh. Thế nhưng, không ngờ sinh ra đứa nào cũng bụ bẫm, trí não không những phát triển bình thường mà còn rất thông minh.
Chị Thủy nói: “Để nuôi dạy một đứa con nên người đã là một quá trình huống hồ cùng một lúc phải chăm sóc, nuôi nấng ba em bé. Khi sinh ra cả 3 em cân nặng 9 kg, khi đưa từ bệnh viện đưa về nhà thì một cô bé bị bệnh và 2 cô còn lại cũng không được khỏe. Vào những lúc các bé đói, một mình bà Thu Ba - mẹ của các bé không chăm sóc xuể 3 cô “công chúa” nên phải tăng cường thêm nhân sự là bố và dì”.
Lúc đó, theo lời chị Thủy cứ một bé bú mẹ, hai bé bú bình. Các cháu cứ thay phiên nhau bú mẹ cho đến hết 6 tháng thì chuyển sang bú bình hoàn toàn.
“Trong quá trình nuôi, các em không hề được ăn dặm mà thức ăn được xay nhuyễn rồi cho vào bình sữa và các bé tự… uống”, chị Thủy nhớ lại.
“Không biết có phải do các cháu là chị em sinh 3 hay không mà cứ đứa này làm cái gì thì hai đứa kia cùng làm theo, chẳng hạn khi các cháu được 10 tháng tuổi thì cả ba chị em cùng tập đi, một bé khóc là hai bé kia đồng thanh khóc theo”, chị Thủy kể.
Ba chị em cho biết tuy hình dáng bên ngoài giống nhau như đúc khiến mọi người thường xuyên nhầm lẫn nhưng về tính cách thì mỗi người lại khác nhau.
Chị đầu Đan Thanh rất mạnh mẽ, người kế Châu Thanh thì rụt rè, mít ướt, còn em út Bảo Thanh thì rất vui vẻ. Ba chị em chưa bao giờ xảy ra bất hòa hay mâu thuẫn với nhau.
Chị cả Đan Thanh bật mí: “Do ngoại hình tụi em quá giống nhau nên trong trường, thầy cô cũng thường xuyên nhầm lẫn. Có lần, một thầy gặp em đang dưới sân trường thì bảo sao giờ này em còn ở đây nhưng đến khi lên lớp thầy mới thấy cả Châu Thanh và Bảo Thanh đã ở sẵn trong lớp khiến cả lớp lăn ra cười”.
Lúc mới hay tin ba chị em cùng đậu ĐH Y Dược với số điểm cao, có một nhà báo tìm về tới nhà nhưng ba chị em rất ngại ngùng nên nhất định không chịu gặp, sau cùng thấy người đó năn nỉ dữ quá, nên mới dám đồng ý cho phỏng vấn và chụp hình.
Phần thưởng mà gia đình hứa tặng cho ba em là một chuyến đi biển đã được thực hiện trong ngày 9.8, ngay sau buổi lễ khen thưởng.
Ba chị em đều mong ước sau này sẽ trở thành bác sĩ giỏi để giúp đỡ ba mẹ và chữa bệnh cứu nhiều người.
Khi chúng tôi hỏi: “Xưa giờ, cả ba em đều học cùng nhau, ở cùng nhau vậy sau này có làm cùng một bệnh viện không?” thì cả ba đều cười bẽn lẽn.
Nói về những ngày sắp tới, ông Thanh cho biết: “Hai vợ chồng vẫn xác định rằng mình phải ráng đầu tư, nuôi cho con cái học hành, sẵn sàng chịu mọi khổ cực. Hai bên gia đình nội ngoại rất tự hào về các đứa cháu của mình và cũng sẵn sàng đầu tư hỗ trợ để các cháu học thành tài”.

Theo: Báo Thanh Niên
Posted in: | Posted by :
Share template blogspot, share code